Úc tuyên bố thành công trong việc nuôi cấy Corona virus trong phòng lab, đẩy nhanh việc tạo ra vacxin

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
5/5 - (1 bình chọn)

Các nhà khoa học ở Úc vừa thành công tạo nên phiên bản phòng thí nghiệm đầu tiên (ngoài Trung Quốc) của loại Coronavirus trên thế giới. Đây là bước đột phá quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống coronavirrus được mô tả là bước ngoặt giúp các nhà khoa học phát triển các loại vacxin đặc hiệu trong tương lai.

Thứ ba ngày 28 tháng 1, nhóm chuyên gia tại Viện Ngiên cứu Melbourn Peter Doherty chuyên về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trở thành phòng nghiên cứu đầu tiên trên thế giới (ngoài Trung Quốc) tái tạo lại thành công coronavirus. Kết quả này sẽ nhanh chóng được chia sẻ với tổ chức Y tế thế giới và các phòng thí nghiệm trên toàn cầu với hy vọng một vacxin mới sẽ được phát triển trong vòng 2 tháng tới.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy trong phòng thí nghiệm virus phân lập từ một bênh nhân bị nhiễm ở Úc vào thứ sáu tuần trước đó. Hiện tại ở Úc, mẫu bệnh phẩm từ tất cả các bệnh nhân có các triệu chứng ban đầu nhiễm virus đều được gửi về Viện Nghiên Cứu Doherty, nơi duy nhất tại Úc có thể kiểm nghiệm các mẫu này một cách nhanh chóng và cho kết quả chính xác tuyệt đối.

Phát kiến này sẽ trở thành một công cụ cực kì quan trọng trong việc thử nghiệm hoạt tính của vacxin. Phát triển virus trong phòng thí nghiệm sẽ giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của coronavirus. Ngoài ra, kết quả này còn giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra và chuẩn đoán những bệnh nhân nghi nhiễm virus trước khi họ có bất kì dấu hiệu của bệnh.

Phòng thí nghiệm ở Viện nghiên cứu Doherty là nơi thứ hai có khả năng tái tạo lại coronavirus trong phòng nghiên cứu, chỉ sau một nhóm ở Trung Quốc. Nhóm này không chia sẻ phát minh của họ cho Tổ chức Sức Khoẻ Thế giới WHO, nhưng thông qua hình ảnh trình tự di truyền cung cấp bởi nhóm đó, các nhà khoa học tại  Viện Doherty đã có thể tự mình tái tạo lại virus.

Tiến sĩ Julian Druce (phải) và tiến sĩ Mike Catton (trái) thuộc viện Doherty, Úc

Tiến sĩ Druce (thuộc viện Doherty) cũng chia sẻ thêm rằng các nhà khoa học tại viện Doherty đã làm việc cật lực từ 10 đến 12 tiếng một ngày để có thể nghiên cứu sâu hơn về loại bệnh này. Họ đã thiết kế thí nghiệm, lên kế hoạch và thao tác các kĩ thuật này trong rất nhiều năm. Đó là lí do vì sao chỉ trong chưa đầy năm ngày, họ có kết quả từ việc chuẩn đoán, phân lập, kiểm tra, đến giải trình tự.

Phó giám đốc viện Doherty, tiến sĩ Catton, cho hay: việc nuôi cấy thành công virus là một bước tiến lớn trong phát triển vacxine, nhưng cũng cảnh báo rằng còn nhiều việc phải làm đến khi virus này bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông nói thêm, virus Vũ Hán nguy hiểm, có thể gây tử vong ở một số trường hợp, nhưng chưa đến mức chết người như Ebola. Tỉ lệ tử vong của coronavirus Vũ Hán hiện tại được dự đoán là khoảng 3%.

Chuẩn đoán sớm sự bùng phát của dịch như coronavirus là quan trọng bởi nó giúp các nhà tổ chức y tế trên thế giới có cơ hội tốt hơn để thu thập thông tin về mức độ nguy hiểm và sự lây lan của virus. Điều khác biệt là thế giới phản ứng như thế nào với nó.

Ông nhận định rằng chúng ta cần phải cảnh giác, nhưng không nên quá sợ hãi. Mỗi năm có hơn 150 triệu lượt khách du lịch từ Trung Quốc tới các nước khác trong đó có Úc. Thế nên, có thể hiểu được vì sao không có trường hợp nào nhiễm SARS ở Úc nhưng virus Vũ Hán thì có, mặc dù hai virus này thuộc cùng một chủng.

Tại thời điểm này, coronavirrus không gây ra mức độ tử vong cao như SARS. Tỉ lệ tử vong do SARS gây ra là mười phần trăm. Tỉ lệ tử vong do coronavirus hiện khoảng ba phần trăm, và có thể thấp hơn thế. Ở Úc, chưa có trường hợp nào lây nhiễm từ người sang người. Mọi bệnh nhân bị nhiễm đều được cách ly và trong tình trạng ổn định.

Các bạn có thể coi coronavirus nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở link bên dưới.

Trần Thị Hải Yến (biên dịch)

Trần Quốc Duy (biên dịch)

Nguồn:

Sophie Scott và Nhóm Báo cáo Chuyên gia của Penny Timms và Loretta Florance. Australian lab first outside of China to copy coronavirus, helping vaccine push. ABC News. January 29, 2020.

Charlie Moore và Karen Ruiz. Global breakthrough as Australian scientists are the first to grow coronavirus in a lab – boosting hopes of a vaccine as death toll soars to 106 and travellers are told ‘do not go to China’. Daily Mail Australia. January 28, 2020.

Nguồn ảnh:SCIENTIFICANIMATIONS.COMDoherly Institute

 

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: