S01E01 Mảnh ghép cuộc sống – Nỗi cô đơn

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Mến chào các bạn độc giả của IBSG, trong mùa 1 của writing show Mảnh Ghép Cuộc Sống, chúng ta sẽ cùng nhau dõi theo những trải nghiệm của thành viên Vũ Hồng Ái. Bài viết đăng lần đầu trên Facebook group IBSG Headquarters ngày 21.06.2016. Lịch phát sóng của mùa 1 có sự điều chỉnh nhỏ do một thành viên chưa chuẩn bị đầy đủ cho writing của mình.

Mảnh Ghép Cuộc Sống

Season 1 Episode 1: Loneliness – Vũ Hồng Ái

Xin chào mọi người, mình là Vũ Hồng Ái. Mình xin đóng góp một chủ đề trong chuyên mục Mảnh Ghép Cuộc Sống của anh Vũ ngày hôm nay.

“Loneliness” là một chủ đề khá xưa cũ với các nhà tâm lý học. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nhìn nhận một cách khác hơn (hàn lâm và khô khan hơn) về nó và những hệ quả mà nó mang lại.

Frieda Fromm-Reichmann – một bác sĩ tâm lí – bắt đầu cuộc hội thoại với bệnh nhân của mình bằng câu hỏi cô ấy đã cảm thấy cô đơn như thế nào. Một cánh tay phải được giơ lên nhưng chỉ với một ngón cái được duỗi ra, bốn ngón tay khác nắm chặt trong lòng bàn tay như một câu trả lời đầy ẩn ý. Cô viết trong cuốn nhật kí của mình rằng “ngón cái chỉ đứng một mình, tách biệt hoàn toàn với bốn ngón tay được che dấu khác.” Vị bác sĩ từ tốn hỏi “cô đơn như vậy ư?” Và lúc đó, khuôn mặt người phụ nữ rạng ngời hơn như vừa trút bỏ một gánh nặng lớn, và các ngón tay của cô nới lỏng dần.”

Frieda Fromm-Reichmann sau đó đã nổi tiếng toàn thế giới sau khi chữa khỏi căn bệnh tâm thần phân liệt (severely disturbed schizophrenic) cho cô bé Greenberg. Greenberg rời khỏi bệnh viện, tiếp tục tới trường, trở thành một nhà văn và ca ngợi vị bác sĩ “Dr. Fried” trong cuốn tự truyện I Never Promised You a Rose Garden của mình. Fromm-Reichmann luôn nghĩ rằng mọi căn bệnh sẽ được chữa lành bằng niềm tin và sự quan tâm đủ lớn (trust and intimacy). Cô nhận ra rằng sự cô đơn chính là rào cản lớn nhất của những bệnh lí thần kinh và những con người cô đơn đang bị đặt trong một tình cảnh tồi tệ nhất trên thế giới.

Tác giả Vũ Hồng Ái, thành viên IBSG

Một định nghĩa về sự cô đơn (loneliness) được đưa ra bởi Fromm-Reichmann là sự ham muốn đạt được một mức độ quan tâm và thân thiết. Các nhà tâm lí học ngày nay xem sự cô đơn là kinh nghiệm tâm lí xuất phát từ chính bản thân một cách chủ quan, hơn là từ các điều kiện ngoại cảnh theo một cách khách quan. Theo John Cacioppo, sự cô đơn không đồng nghĩa với tình trạng đơn độc, cũng không liên quan tới sự đảm bảo nào từ người khác cho cảm xúc của mình. Cacioppo tin rằng cảm xúc cá nhân sẽ lấn át những ngoại cảnh từ xã hội xung quanh bởi vì những cảm xúc từ sự cô đơn ảnh hưởng nặng nề tới thể chất và não bộ. Tất nhiên không phải ai cũng đồng tình với ý kiến này. Một số lại cho rằng sự cô đơn là sự không thành công trong giao tiếp xã hội. Byron từng cho rằng, giữa thiên nhiên, trong rừng cây, trên cánh đồng cỏ, bên cạnh hồ, ông không bao giờ cảm thấy cô đơn, chỉ trong thành phố, giữa những con người. Ý tưởng này dẫn đến một cách diễn đạt “xã hội học của sự cô đơn”. Và những người cô đơn ốm yếu hơn những người không cảm thấy vậy chỉ vì họ thiếu một liên kết xã hội ổn định, hay họ thiếu sự hỗ trợ từ những yếu tố bên ngoài. Nghe có vẻ đối lập, nhưng cả hai khía cạnh đều đóng góp vào những ảnh hưởng của sự cô đơn tới chất lượng cuộc sống.

Vậy ai là những người cô đơn? Những khảo sát chỉ ra rằng những người cảm thấy bị phân biệt sẽ dễ rơi vào cảm xúc cô đơn hơn những người khác, thậm chí ngay cả khi họ không thực sự bị như vậy. Nữ giới cô đơn hơn nam giới (tuy nhiên những nam giới độc thân cảm thấy cô đơn hơn với nữ giới độc thân). Người Mỹ Phi cảm thấy cô đơn hơn người da trắng. Những người được hưởng nền giáo dục kém cảm thấy cô đơn hơn những người từ những nền giáo dục tốt hơn. Hay những người thất nghiệp cũng sẽ trong tình cảnh tương tự khi so sánh với những người có công ăn việc làm. Từ đấy, người ta nghĩ đến điểm cốt lõi dẫn tới cảm giác cô đơn là cảm giác bị “hắt hủi” (be rejected). Một ví dụ kinh điển là câu chuyện về những người gay trong thập kỉ đầu tiên của đại dịch AIDS. Những người gay dường như bị tách biệt ra khỏi xã hội thời gian đó vì họ dường như là những người đầu tiên có những biểu hiện rõ rang của AIDS. Các nhà khoa học và tâm lý học đã cố tìm ra những liên kết của “social experiences” và những ảnh hưởng tới sức khỏe. Những thí nghiệm độc lập với các gay man chỉ ra rằng một thế giới quan khác biệt (theo một cách hiểu tiêu cực) từ những người gay sẽ làm tăng tỉ lệ tử vong do HIV. Tuy nhiên, một sự biểu lộ khác của sự cô đơn – những người che giấu tính cách thật sự sau một vỏ bọc lại có xu hướng nhạy cảm hơn so với những người chịu đựng cảm giác bị hắt hủi. Những tính cách ấy sẽ dễ bị tổn tương hơn, những phản ứng chống lại stress sẽ diễn ra theo kiểu “fires responses and fires ’em harder.” Nhịp tim nhanh hơn, stress hormone xuất hiện nhiều hơn và bạch cầu cũng thường trực hơn. Và nếu tình trạng diễn ra trong nhiều năm, hệ miễn dịch cũng sẽ đi theo một chiều hướng xấu như cách mà virus làm với chúng ta.

Những nghiên cứu khoa học và xã hội học vẫn sẽ tiếp tục để làm sáng tỏ hơn những bí ẩn của cảm xúc “loneliness”. Tuy nhiên, một điều rõ ràng rằng những người có xu hướng cô đơn sẽ mang những hệ quả tiêu cực từ nó. Rõ ràng là cô đơn đại diện cho tổn thương vật lý to lớn và một vấn đề mà chúng ta không nên làm lơ.

“It’s not just early life that counts, we have to choose our life well.”

Vũ Hồng Ái

Tài liệu tham khảo:

  1. Loneliness – Frieda Fromm-Reichmann
  2. The Science of Loneliness – Judith Shulevitz

Nguồn hình cover: Marjinal Aforizma

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: