Kiểu hình tiết trong quá trình lão hóa cảm ứng tính mềm dẻo của tế bào và tăng cường khả năng tái tạo mô

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Sinh học tế bào là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và phức tạp. Trong rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau thì nghiên cứu về tương tác tế bào-tế bào là một hướng đi quan trọng giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về những tác động qua lại giữa các tế bào với nhau. Tuy nhiên, hướng đi này gặp nhiều khó khăn và có những vấn đề mâu thuẫn rất khó để suy luận. Gần đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Anh, và Pháp đã công bố một nghiên cứu mới về những nhân tố tiết từ tế bào lão hóa được biết đến có liên quan đến việc thúc đẩy sự lão hóa lại kích thích tính mền dẻo của tế bào và tăng cường khả năng tái tạo mô. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Genes and Development ngày 4 tháng 1 năm 2017.  

SASP (The senescence-associated secretory phenotype – Kiểu hình tiết trong quá trình lão hóa). SASP được biết đến là những nhân tố tiết do tế bào lão hóa tiết ra, những nhân tố này (Cdkn2b, Il1a, và Hmga2) được biết đến kích thích quá trình lão hóa của tế bào. 

Tuy nhiên, trái ngược với những tác động trong quá trình lão hóa, một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng SASP còn là nhân tố có lợi cho sự phát triển phôi, chữa lành vết thương, thậm chí là liên quan đến sự phát triển của khối u. Đặc biệt hơn, trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá một chức năng mới của SASP, chúng có khả năng tăng cường tính mềm dẻo của tế bào và kích thích tái tạo mô.

Ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu này từ góc độ sinh học là tác dụng của SASP phụ thuộc vào nồng độ. Đây là đặc tính quan trọng, tương tự Hedgehog signalling đã từng làm đau đầu nhiều nhà sinh học (protein Hedgehod là phân tử được tế bào tiết ra, hoạt động như một chất trung gian, thay đổi từ protein ức chế sao chép thành protein hoạt hóa cho quá trình sao chép, điều hòa quá trình sao chép tế bào).

Thử nghiệm trên mô gan chuột, một vài tế bào trên gan được gây lão hóa, làm cho chúng tiết ra SASP. Sau đó, mô gan được thu nhận và phân tích kết quả cho thấy, một số tế bào gan gần với tế bào lão hóa có biểu hiện các marker có tính gốc và còn biểu hiện marker (Nestin) không phải là các marker thường thấy ở tế bào gan (tính mềm dẻo).

Công bố này mở ra một hướng mới trong việc nghiên cứu về các nhân tố SASP trong việc kích thích tính mềm dẻo của tế bào, thúc đẩy quá trình tăng sinh cũng như khả năng tái tạo mô của tế bào. Trong những điều kiện, nồng độ và thời gian khác nhau, thông tin truyền đến cũng khác nhau, có thể tác động thúc đẩy sự tăng sinh nhưng cũng có thể là sự lão hóa.

IBSG – Stem Cell Group

Các bạn có thể tìm hiểu công trình này chi tiết hơn tại link dẫn bên dưới:

http://genesdev.cshlp.org/content/31/2/172.long

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả!

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: