Quá trình đường phân liên quan đến tính vạn năng của tế bào gốc phôi người

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Một nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa quá trình đường phân và trạng thái vạn năng của tế bào gốc phôi người (hESC) dưới điều kiện môi trường cảm ứng khác nhau do Gu và cộng sự ở trường đại học California  thực hiện đã được đăng trên tạp chí Cell Stem Cell vào ngày 08/08/2016.  Họ thấy rằng có mối tương quan giữa trạng thái gốc của tế bào và mức độ chuyển hóa đường.

Gu và cộng sự đã thử nghiệm trên hai dòng tế bào có tính vạn năng khác nhau  là “naïve hESC” có tính vạn gốc cao ở giai đoạn sớm và “primed hESC” có tính gốc thấp hơn ở giai đoạn muộn của phôi nang người nhằm đánh giá mối liên hệ tính vạn năng của chúng với mức độ đường phân. Kết quả cho thấy  naïve hESC biểu hiện mức độ tiêu thụ glucose và giải phóng lactate cao hơn so với primed hESC, nghĩa là tính vạn năng của tế bào gốc càng cao thì mức độ chuyển hóa đường càng cao. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy chuyển hóa đường ở naïve hESC liên quan tới sự biểu hiện cao N-MYC trong nhân. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phát hiện sự tăng chuyển hóa đường glucose của các tế bào primed hESC dưới điều kiện nuôi cấy có lớp tế bào đệm (feeder) so với không có.

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn mới về quá trình biến dưỡng trong tế bào có tác động đáng kể đến việc duy trì tính gốc của tế bào. Điều này gợi mở một hướng đi mới trong việc tạo ra môi trường nuôi cấy tế bào gốc nhằm duy trì tính vạn năng cũng như biệt hóa theo hướng mong muốn của tế bào gốc. Từ đó có thể khai thác nguồn tài nguyên dồi dào của tế bào gốc để ứng dụng cho các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, cần thêm rất nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa chuyển hóa đường với tính vạn năng của tế bào gốc.

Các bạn có thể tìm hiểu công trình này chi tiết hơn tại link dẫn bên dưới.

Bài báo: http://www.cell.com/cell-stem-cell/fulltext/S1934-5909(16)30255-7

IBSG – Stem Cell Group

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: