Thụ thể khứu giác trong máu, mùi gỗ đàn hương, và ung thư bạch cầu

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Những tế bào máu ở người có các thụ thể khứu giác (olfactory receptor) phản ứng lại với Sandalore (tinh dầu gỗ đàn hương tổng hợp). Theo báo cáo của những nhà nghiên cứu từ Bochum trong một công trình nghiên cứu hiện thời, điều đấy có thể cung cấp điểm khởi đầu cho những phương pháp mới chữa bệnh bạch cầu (leukemia).

Các thụ thể khứu giác không chỉ tồn tại ở mũi mà còn ở những bộ phận khác trên cơ thể người như gan, tuyến tiền liệt, và ruột. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đứng đầu bởi GS BS TSKH Hanns Hatt từ trường Ruhr-Universität Bochum cho thấy chúng còn hiện diện trong cả tế bào bạch cầu người.

Cùng với những đồng nghiệp của mình tại Bệnh Viện Đại Học Essen, nhóm Bochum đã xác định được thụ thể OR2AT4 trong một dòng tế bào nuôi cấy lấy từ những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (chronic myelogenous leukemia). Những nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một loại thụ thể tương tự trong tế bào bạch cầu được tách ra từ máu của bệnh nhân bị bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (acute myeloid leukemia). Nó được hoạt hóa bởi Sandalore – một chất thơm tổng hợp (synthetic odorant) có mùi gỗ đàn hương.

Trong bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, có rất nhiều tế bào máu chưa trưởng thành hình thành từ tủy sống (spinal marrow). Trong các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu myeloid, sự tăng sinh không kiểm soát (uncontrolled proliferation) gây nên bởi một loại tế bào tiền thân gọi là myeloblast.

Những nhà nghiên cứu đã phân tích thụ thể OR2AT4 một cách cụ thể cả trong các tế bào nuôi cấy và trong các tế bào được phân lập từ máu của các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu myeloid cấp tính. Nếu chất thơm Sandalore được sử dụng để hoạt hóa thụ thể, nó sẽ tác động đến sự ức chế của sự phát triển tế bào bệnh bạch cầu, là nguyên nhân một số lượng lớn hơn các tế bào bạch cầu chết đi và hình thành nhiều các tế bào hồng cầu hơn theo kết quả quan sát được của các nhà nghiên cứu.

Điểm khởi đầu đầy tiềm năng cho các liệu pháp mới

“Đây có thể là một điểm khởi đầu mới cho sự phát triển của việc điều trị bệnh bạch cầu,” Giáo sư Hanns Hatt nói. “Bệnh bạch cầu myeloid cấp tính nói riêng là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị.” Cùng với các cộng sự của mình, ông công bố các kết quả trên tạp chí Cell Death Discovery.

Trong năm 2014, nhóm nghiên cứu của Hanns Hatt đã phát hiện ra rằng thụ thể OR2AT4 hiện diện trong tế bào da và tại đó, bằng cách kích hoạt nó với mùi gỗ đàn hương, sự lành hóa vết thương (wound healing) được đẩy mạnh.

Sau một loạt các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của Hanns Hatt xác định các đường truyền tín hiệu tiềm ẩn những tác động quan sát được. Nếu Sandalore kích hoạt các thụ thể OR2AT4, xử lý tương tự như trong các tế bào khứu giác ở đầu mũi trong các tế bào máu. Kết quả là, nồng độ ion calcium trong tế bào tăng lên. Điều này, đến lượt nó kích hoạt đường truyền tín hiệu trong đó các nhóm phosphate được chuyển đến các enzyme nhất định, được gọi là các MAP kinase. Trong tự nhiên, sự phosphoryl hóa như thế này thường được triển khai cho sự điều hòa hoạt động của enzyme.

Số lượng các thụ thể khứu giác được phát hiện trong các tế bào máu chiếm tới bảy phần trong tổng số. Các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu một thụ thể khác rất tỉ mỉ, kích hoạt thông qua mùi rượu isononyl màu xanh nhạt.

Vũ LoanÁnh Tuyết (chuyển ngữ)

Bài báo:

  1. Ruhr-Universitaet-Bochum. (2016, February 1). Olfactory receptors in the blood respond to Sandalore: Odorant inhibits growth of leukaemia cells. ScienceDaily.
  2. S Manteniotis, S Wojcik, P Brauhoff, M Möllmann, L Petersen, JR Göthert, W Schmiegel, U Dührsen, G Gisselmann, H Hatt. Functional characterization of the ectopically expressed olfactory receptor 2AT4 in human myelogenous leukemia. Cell Death Discovery, 2016; 2: 15070 DOI: 10.1038/cddiscovery.2015.70

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả!

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: