Công nghệ JEDI đánh thức sự hiểu biết của con người về hệ miễn dịch

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Ngày 2/11/2015, Tạp chí Nature Biotechnology xuất bản một công trình mới của các nhà khoa học tại Icahn School of Medicine, Mount Sinai, Hoa Kỳ về miễn dịch học dưới sự dẫn giắt của PGS Brian D. Brown.

Các nhà khoa học đã phát triển các tế bào T CD8+ cảm ứng chết chỉ với protein huỳnh quang xanh cải tiến (Just EGFP death-inducing T cells, viết tắt là Jedi T cells, lấy cảm hứng từ nhân vật Jedi trong series truyện/phim Star War).
Jedi T cell có thể giết chết các tế bào biểu hiện EGFP, cho phép sự giết có chọn lọc (selective depletion) những tế bào mà các nhà khoa học mong muốn, hoặc cho phép T cell tương tác với các quần thể tế bào đặc biệt nào đó.

Bằng cách sử dụng công nghệ Jedi, các nhà khoa học tại Mount Sinai đã loại bỏ một loại tế bào biểu hiện EGFP hiếm trong tim và phát họa chức năng của tế bào ấy trong tim (cardiac function).

Thêm nữa, Jedi T cell còn được thu hút vào trong não chuột thông qua tế bào thần kinh đệm biểu hiện kháng nguyên (antigen-expressing microglia), cung cấp bằng chứng cho lộ trình immune surveillance trong hệ thần kinh trung ương. Công nghệ Jedi còn cho phép quan sát được các kháng nguyên T cell. Những ưu điểm này rất quan trọng, vì công nghệ Jedi có thể được dùng để mô hình hóa các bệnh tự miễn (autoimmune), đánh giá các liệu pháp thuốc mới, cũng như nhận dạng các mục tiêu mới trong lĩnh vực miễn dịch trị liệu ung thư (cancer immunotherapy).

Huy Vũ (tổng hợp và lượt dịch)

Bài báo:
1. http://www.nature.com/nbt/journal/v33/n12/full/nbt.3386.html
2. http://medicalxpress.com/news/2015-11-jedi-technology-awakens-immune.html

Hình: Minh họa 3D của tế bào T.

Chú thích:
Immune surveillance: là một học thuyết trong đó hệ miễn dịch tuần tra cơ thể phát hiện và tiêu diệt không những các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể mà các tế bào chủ đang trở thành ung thư.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: