Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

1.KHÁI QUÁT:

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh này gây ra sự tắc nghẽn ở đường thở dẫn đến khó thở đồng thời có thể gây ra tình trạng suy tim, liệt và thậm chí  tử vong Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được khuyến cáo cho trẻ nhũ nhi, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

 2.LÂY TRUYỀN:

Bệnh phát tán từ người sang người.

Phương thức lây nhiễm gồm: 

  • Chủ yếu thông qua hô hấp (qua các hạt tiết đường hô hấp như khi ho, hắt xì)
  • Hiếm gặp hơn là phương thức lây trực tiếp của bạch hầu qua vết thương hở.

bachhau2

3.TRIỆU CHỨNG:

Giai đoạn đầu: Khi vi khuẩn gây bệnh bạch hầu bám vào được niêm mạc đường hô hấp, chúng sẽ bắt đầu tiết độc tố gây ra các triệu chứng: mệt mỏi, đau họng, sốt, sưng các hạch ở cổ.

Giai đoạn sau 2-3 ngày: Các độc tố do vi khuẩn bạch hầu gây ra sẽ phá hủy các mô khỏe mạnh trong hệ hô hấp. Các mô này sẽ chết tạo thành lớp “giả mạc” là lớp màng dày, màu xám tụ ở mũi,tuyến amidan, thanh quản và họng gây ra triệu chứng khó thở và nuốt khó.

Chất độc này có thể đi vào máu gây ra các tổn thương nghiêm trọng tại  tim, thận và thần kinh.

4.BIẾN CHỨNG:

Gây tắc ngẽn đường thở

Viêm cơ tim

Viêm đa dây thần kinh

Liệt

Viêm phổi hoặc suy hô hấp.

Nếu không được điều trị thì có đến 50% bệnh nhân tử vong, và ngay cả khi được điều trị thì có 10% bệnh nhân tử vong .

 5.CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ:

Chẩn đoán

Điều trị bệnh bạch hầu phải bắt đầu rất sớm, ngay từ khi nghi ngờ về lâm sàng mà không cần chờ kết quả xét nghiệm vi khuẩn.

Dựa vào lâm sàng các triệu chứng chính.

Dựa vào cận lâm sàng: Phết bệnh phẩm ở tổn thương thành sau họng chỗ có giả mạc. Hoặc lấy bệnh phẩm từ tổn thương tại da sau đó nuôi cấy để chẩn đoán xác định.

Điều trị

– Cách ly người bệnh: Thường mất 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh để tránh lây lan rộng

– Điều trị kháng độc tố nhằm ngăn cản độc tố phá huỷ cơ thể

– Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn  bạch hầu.

6. PHÒNG NGỪA:

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống bệnh bạch hầu. Ở Mỹ, hiện tại có 4 loại vắc xin để ngừa bệnh bạch hầu đó là DTaP, Tdap, DT và Td.

D = Diptheria (bạch hầu),T= Tetanus (uốn ván), P= Pertussis (ho gà), a=acellular nghĩa là chỉ sử dụng vài phần của tế bào chứ không phải toàn tế bào để tạo vắc xin.

Ở Việt Nam, thông dụng là vắc xin QUNIVAXEM, kết hợp 5 trong 1: bạch hầu-ho gà- uốn ván-viêm gan B-viêm màng não do Hib (Hemophilus influenza type B). Ngoài ra còn có vắc xin dịch vụ PENTAXIM ngừa các bệnh (bạch hầu –ho gà- uốn ván- bại liệt- viêm màng não do Hib)

Lịch tiêm chủng và một số vắc xin thông dụng ở Việt Nam: xem tại đây và đây.

IBSG – Nhóm Y Học Thường Thức (chuyển ngữ)

Nguồn:

  1. CDC. About Diphtheria

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: