Tường thuật về buổi nói chuyện của GS Trương Nguyện Thành tại Hà Nội

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Ngày 25.6.2016, GS Trương Nguyện Thành, Đại Học Utah, Hoa Kỳ, đã có một buổi nói chuyện với các nhà khoa học và sinh viên Việt Nam tại Hà Nội. Sau đây là bài tường trình của Nguyễn Đức Hiếu, thành viên nhóm Tin Sinh Học của IBSG về nội dung trao đổi của GS.

Trong buổi nói chuyện ngày 25/6 GS. Trương Nguyện Thành đã có buổi chia sẻ hết sức thoải mái về chủ đề “Làm thế nào để công bố khoa học trên tạp chí quốc tế?“. Bài nói chuyện đã vượt qua cách viết một bài báo quốc tế mà có lẽ sẽ là “Cách để kinh doanh chất xám hiệu quả” như giáo sư Thành đã nói đùa trong bài nói chuyện của mình.

Trong thời lượng nửa đầu buổi nói chuyện giáo sư tập trung nói về phần các để xây dựng một nghiên cứu khoa học mà theo tôi nó tập trung vào các vấn đề sau. Thứ nhất, tự đánh giá bản thân mình thông qua 4 tiêu chí của SWOT (Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)). Tự phân tích sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi hiệu quả cho bản thân mà thậm chí nó sẽ vượt ra khỏi tất cả lĩnh vực, bằng cấp và những định hướng ban đầu cũng như có thể tìm các phương pháp nhằm hạn chế các điểm yếu của bản thân, tìm ra các phương pháp hiệu quả để biến điểm yếu thành điểm mạnh của bản thân. Sau đó là luôn thu thập thông tin, để có thể phân tích về thị trường, kinh phí, thậm chí là khả năng các đối thủ, thu thập và phân tích phản biện các bài báo để tìm ra các vấn đề và hướng phát triển của từng bài báo sau đó gộp lại tìm ra những điểm chung giữa vấn đề và các hướng phát triển và lựa chọn để từ đó xây dựng đề tài đảm bảo được sự sáng tạo, tính khả thi và khả năng hoàn thành trong thời gian nhất định, tuy nhiên tất cả các yếu tố này sẽ luôn thay đổi vì vậy mà hướng đi cũng vì thế mà có sự biến đổi theo. Cuối cùng, “Think outside the box” bởi vốn chẳng có cái hộp nào trong đầu mình cả và chỉ khi loại bỏ được các rào cản trong suy nghĩ do mình tự đặt ra thì như vậy mới có được sự sáng tạo thực sự.

Phần hai, dưới góc nhìn của một người đã có rất nhiều kinh nghiệm làm phản biện cho những tờ báo lớn, do đó không khó để GS. Thành có thể chỉ ra những mấu chốt để bài báo có thể vượt qua được sự đánh giá của Tổng biên tập báo và Phản biện. Điều đó yêu cầu phải tìm các tòa soạn phù hợp với kết quả. Tuy nhiên, với thời gian dành cho việc xét duyệt hay phản biện là rất ngắn, do đó cần phải đem đến sự cuốn hút trong thời gian ngắn tới người xét duyệt. Muốn làm như vậy bạn phải khẳng định được tầm ảnh hưởng lớn nhất, tính sáng tạo, sự hợp lí trong quy trình của bài báo của bạn là gì. Cũng như kịch bản bạn phải dẫn dắt đưa kết quả được coi là tinh hoa nhất và trình bày sao cho thống nhất, nổi bật được điều đó, thể hiện rõ câu chuyện của bạn muốn kể là gì. Các thông tin đưa ra cần rất ngắn gọn nhưng đầy đủ kiến thức, đi thẳng vào vấn đề. Việc đưa ra sự liên hệ với các công trình khác không chỉ đem lại sự tin cậy mà còn đem đến nguồn trích dẫn lớn từ những người có các công trình nghiên cứu liên quan.

Trích lời GS Thành “Người làm kinh doanh thì đi kiếm lợi, người làm khoa học thì đi kiếm danh”. Một bài báo uy tín sẽ là cách để bạn giới thiệu, quảng cáo tốt nhất cho bản thanh mình. Cũng như việc nhận lời phản biện cho các tờ báo cũng là một cách tốt để bạn đăng bài báo dễ dàng hơn.

Trong phần cuối cùng giao lưu trả lời câu hỏi. GS. Trương Nguyện Thành đã có những đề cập khá bổ ích đến các vấn đề như sự đột phá của chính người làm khoa học, cách kết hợp các phương pháp cũ lại để vẫn có thể đảm bảo tính chính xác của kết quả đưa ra, sự tự phân tích để có cách để làm thêm kết quả hay sửa đổi theo yêu cầu của phản biện tốt nhất nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp với kết quả của mình và cuối cùng là khi nhắc đến việc tự tạo nguồn kinh phí cho chính nghiên cứu của mình, GS đã mật mí sẽ tiết lộ nguồn kinh phí cho các nghiên cứu của bản thân sau một thời gian tới.

Nguyễn Đức Hiếu

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả!

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: