IBSG Webinar Tháng 9-2022: Protein Tái Tổ Hợp Trong Điều Trị Vết Thương

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
5/5 - (1 bình chọn)

Kính mời quý độc giả tham dự buổi Webinar tháng 9-2022 do Nhóm Học Thuật Y Sinh IBSG tổ chức trực tuyến qua Zoom.

Trong buổi webinar chuyên đề này, IBSG hân hạnh được sự tham gia của:

TS Nguyễn Trí Nhân: Cố vấn quan hệ đối ngoại, khoa Sinh Học – Công Nghệ Sinh Học tại Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia TP HCM, Việt Nam.

Chủ đề: Nghiên cứu phát triển thuốc điều trị vết thương mạn tính dựa trên protein hPDGF-BB tái tổ hợp.

Host: Nguyễn Anh Thư: nghiên cứu sinh PhD, giám đốc vận hành (COO) Innovative BioScience Group.

Thời gian: 9:00-10:00 sáng Chủ Nhật giờ Việt Nam, ngày 18.09.2022.

Zoom Meeting: 

https://uwmadison.zoom.us/j/95017571016?pwd=a2Z4UjVpSEZickhjd3N6Z1JrekI0UT09

Meeting ID: 950 1757 1016

Passcode: IBSGW2022

Webinar Abstract:

Trong một nghiên cứu tại Khoa Liền Vết Thương – Viện Bỏng Quốc Gia vào năm 2014 trên 430 bệnh nhân được theo dõi, số bệnh nhân mang vết thương mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn gấp 7 lần so với số bệnh nhân mang vết thương cấp tính (87,67% so với 12,33%). Trong đó, 100% bệnh nhân vết thương mạn tính có bệnh lý kết hợp. Vết thương mạn tính gặp chủ yếu do tỳ đè (73%) và vết thương đái tháo đường (9%). Becaplermin hay protein rhPDGF-BB (Yếu Tố Tăng Trưởng Có Nguồn Gốc Tiểu Cầu người dạng BB tái tổ hợp) là sản phẩm đầu tiên được tổ chức FDA, Mỹ cấp phép sử dụng trong điều trị loét chi ở bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, becaplermin đã được thử nghiệm điều trị thành công các vết thương mạn tính khác như vết loét do tì đè, do xạ trị, do phẫu thuật, loét tĩnh mạch, loét động mạch, v.v.. Tuy nhiên, hiện nay giá thành của sản phẩm này còn cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, do đó vẫn còn nhiều bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với vết thương đến hết đời, hoặc thậm chí dẫn đến đoạn chi hay gây tử vong. Do vậy, nhóm chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu hPDGF-BB tái tổ hợp trong nước và nghiên cứu bào chế thuốc điều trị vết thương dựa trên nguyên liệu này nhằm tạo ra sản phẩm điều trị vết thương mạn tính với giá thành thấp hơn sản phẩm gốc.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: