IBSG Webinar Tháng 8-2022: Kỹ Thuật Mô và Y Học Tái Tạo

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Kính mời quý độc giả tham dự buổi Webinar tháng 8-2022 do Nhóm Học Thuật Y Sinh IBSG tổ chức trực tuyến qua Zoom.

Trong buổi webinar chuyên đề này, IBSG hân hạnh được sự tham gia của:

PGS, TS Nguyễn Thị Hiệp: Trưởng khoa Kỹ Thuật Y Sinh tại Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP HCM, Việt Nam.

Chủ đề: Những nghiên cứu mới và tiềm năng ứng dụng của lĩnh vực Kỹ Thuật Mô và Y Học Tái Tạo.

Host: Võ Thị Hoàng Anh (Tuệ An): phó chủ tịch Innovative BioScience Group.

Thời gian: 9:00-10:00 sáng Chủ Nhật giờ Việt Nam, ngày 07.08.2022.

Zoom Meeting:

https://uwmadison.zoom.us/j/91398948363?pwd=eVlqOXIxUVVndU1FZUtXcTdVNEN2UT09

Meeting ID: 913 9894 8363
Passcode: IBSGW2022

Tóm tắt ngắn về nội dung bài thuyết trình:

Kỹ thuật mô và y học tái tạo phát triển từ lĩnh vực vật liệu sinh học và đồng thời kết hợp giá thể sinh học, tế bào và các phân tử hoạt tính sinh học thành các mô chức năng nhằm phục hồi, duy trì hoặc tái tạo các mô hoặc toàn bộ cơ quan bị tổn thương. Tế bào là đơn vị cấu thành mô, và mô là đơn vị chức năng cơ bản trong cơ thể. Các nhóm tế bào tạo ra cấu trúc hỗ trợ riêng của chúng, được gọi là ma trận ngoại bào. Ma trận này, còn gọi là giá thể sinh học (scaffold), hỗ trợ sự phát triển của tế bào và đồng thời cũng hoạt động như một trạm chuyển tiếp các phân tử tín hiệu khác nhau điều khiển sự sinh trưởng và tế bào. Bằng cách nghiên cứu quy trình tế bào phản ứng với các tín hiệu và tương tác với môi trường cũng như chế tạo các giá thể nhân tạo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình sinh trưởng tế bào, các nhà nghiên cứu có thể điều khiển các quá trình này để sửa chữa các mô bị hư hỏng hoặc thậm chí tạo ra những mô mới. Bài nói sẽ trình bày những nghiên cứu mới và ứng dụng của lĩnh vực kỹ thuật mô và y học tái tạo tại Việt Nam.

Sơ lược quá trình học tập và nghiên cứu của cô, cũng như các thành quả như giải thưởng, công trình nghiên cứu hay sách đã được công bố:

PGS TS Nguyễn Thị Hiệp tốt nghiệp Tiến Sỹ tại Đại Học SoonChunHyang, Hàn Quốc năm 2012. Ngay sau khi tốt nghiệp, PGS TS Hiệp trở về Việt Nam để phát triển phòng thí nghiệm Kỹ Thuật Mô và Y Học Tái Tạo tại Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TP HCM và tiếp tục phát triển lĩnh vực nghiên cứu về chế tạo vật liệu sinh học. Đến nay, PGS TS Hiệp đã công bố 89 bài báo được xếp hạng trong hệ thống ISI và Scopus, 12 bài báo trong nước, 3 chương sách, 74 bài báo trong các hội thảo quốc tế và được cấp 3 bằng sáng chế. Nghiên cứu liên ngành của cô tập hợp các lĩnh vực hóa học polymer, kỹ thuật y sinh, đồng thời tập trung vào thiết kế và điều chế các hệ vật liệu sinh học như hydrogel chữa vết thương ngoài da, xương nhân tạo, mạch máu nhân tạo, và mực in sinh học.

Hiện tại, PGS TS Hiệp là Trưởng khoa Kỹ Thuật Y Sinh tại Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP HCM nơi có 11 phòng thí nghiệm trong đó 4 phòng thí nghiệm Kỹ Thuật Mô và Y Học Tái Tạo. Cô là chủ nhiệm 18 đề tài nghiên cứu ở các cấp độ thành phố, quốc gia, và quốc tế. Đặc biệt, cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng từ các tổ chức khác nhau như:

  • Giải Thưởng Quốc Gia của L’Oreal UNESCO dành cho nhà khoa học nữ (2016);
  • Giải Thưởng Khoa Học ASEAN-Hoa Kỳ cho nhà khoa học nữ (2017);
  • Giải Tài Năng Quốc Tế của L’Oreal UNESCO dành cho nhà khoa học nữ (2018);
  • Giải nhất “Giải Thưởng Sáng Tạo TP HCM 2019”.

Cô cũng được công nhận bởi tạp chí Asian Scientist là 1 trong top 100 nhà khoa học hàng đầu Châu Á năm 2019 và được chọn là 1 trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng bởi tạp chí Forbes Việt Nam năm 2021.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: