Stress management khi học PhD

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Một trong những vấn đề mà doc students hay gặp phải là stress. Hiện chưa có một nghiên cứu nào về stress của oversea doc students người Việt (ha ha, một chủ đề nghiên cứu cho các bạn học public health và tâm lý học nhé, ai làm đề tài này phải trả tiền bản quyền ý tưởng cho tôi đấy), nhưng có thể nói doc students Việt Nam là đối tượng của stress vì trong thời gian làm PhD ở nước ngoài đa số thường phải đối mặt với xáo trộn và thay đổi trong rất nhiều mặt của cuộc sống.

[…]

Nguồn gốc của stress bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau: từ môi trường sống, từ tâm lý cá nhân, từ người thân, từ công việc, từ hoàn cảnh tài chính, từ sức khỏe, khác biệt văn hóa, hạn chế ngôn ngữ, vân vân. Theo phân loại của NASA (*), stress xuất phát từ 4 nguyên nhân lớn Thay đổi lớn trong cuộc sống (Significant life adjustments), Việc thường ngày (Daily routines), Kỳ vọng cá nhân không thực tế, Quan hệ con người (Interpersonal relationships). Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác của stress như Family problems, Mental Illness, Elder Care Issues, Child Care Issues, Financial Issues, Legal Issues, Grief & Loss, Communication Difficulties, Work, Addictions, Health Concerns, Balancing work & family, Time management, Change management, Anger management (Sources of Stress)

Có lẽ cách đối mặt tốt nhất với những thay đổi lớn trong cuộc sống là phải chuẩn bị càng kỹ lưỡng càng tốt, càng có nhiều thông tin càng tốt. Nếu bạn đang ở một thành phố đông đúc, nóng bức, và náo nhiệt như Sài Gòn mà bạn không biết gì về nơi mình sắp đến sẽ là một trường đại học ở một thành phố nhỏ chỉ với 50,000 dân và rất lạnh về mùa Đông thì khả năng cao bạn sẽ bị stress vì cuộc sống ở nơi mới quá khá biệt về mọi mặt.

Thường ở Việt Nam chúng ta sống trong gia đình, mỗi người lo một việc, nên nhiều khi mình không biết hết những người khác đang làm gì để gia đình tồn tại và vận hành bình thường. Nhưng khi du học bạn chính là cả gia đình, phải tự làm hết mọi thứ, phải tự liệu trước hết mọi việc. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như bạn chỉ có thể ăn đúng một giờ nhất định trong ngày, và đúng một vài loại thức ăn nào đó được chế biến theo một kiểu cho riêng bạn. Vì vậy, ngoài có đủ thông tin bạn nên là con người tự lập, có thể tự lo cho mình tất cả những việc cần thiết nhất trong cuộc sống cá nhân, trong khi vẫn phải hoàn thành toàn bộ khối công việc của một doc student. Bạn có thể cần phải bắt đầu bỏ dần một số thói quen chỉ ở môi trường Việt Nam bạn đang sống mới đáp ứng được.

Ngoài những yếu tố về địa điểm, thời tiết, ăn uống, thói quen, tức là những yếu tố bên ngoài, thay đổi bên trong cũng rất lớn và cần phải được chuẩn bị chu đáo. Trong thời gian đầu sinh viên thường bị nhớ nhà (homesick) và bị sốc văn hóa (cultural shock). Những ai đã học undergrad ở nước ngoài sẽ có lợi thế vì đã được chuẩn bị từ trước, nhưng những bạn chưa quen sống một mình xa nhà hoặc những bạn đã có gia đình và con nhỏ sẽ phải đối mặt với thách thức này. Tốt nhất cần chuẩn bị sẵn môi trường giao tiếp của mình ở bên Mỹ: ví dụ như đã có một virtual network bạn bè sẵn ở trên mạng để khi sang có thể hòa nhập vào ngay. Những người đã có gia đình và con nhỏ cần chuẩn bị trước kế hoạch đưa gia đình sang Mỹ để tránh bị kéo dài thời gian xa cách (Do không chuẩn bị tốt một số người đã không xin được visa hoặc phải xin nhiều lần mới được cấp).

Trao đổi và liên lạc thường xuyên là một cách hữu hiệu để đối phó với stress tâm lý. Liên lạc về Việt Nam hiện nay khá tốt, có thể dùng internet và điện thoại với chi phí hợp lý. Ngoài YM, Skype, bạn có thể dùng những dịch vụ như Magic Card, hay YOPINGO để gọi điện về Việt Nam. Ngoài trao đổi với gia đình, không nên sống một mình mà sống với room-mate để có thể trao đổi và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Trao đổi trên các diễn đàn hợp với sở thích của mình cũng là một cách hữu hiệu để giảm stress.

Nhiều khi tự cá nhân không cảm nhận được là mình đang bị stress bởi vì mình cứ dần dần rơi vào trạng thái căng thẳng từng ngày một chứ không diễn ra nhanh chóng. Hầu hết các trường đại học có dịch vụ tư vấn counseling miễn phí hoặc chi phí thấp cho sinh viên. Nếu bạn cảm thấy mình căng thẳng, hay bực bội, giảm sút năng suất công việc, trầm uất… bạn có thể gọi điện hoặc gặp trực tiếp counselors về vấn đề này. Ngoài việc thay đổi cuộc sống và các biện pháp tâm lý bạn có thể yêu cầu bác sỹ kê thuốc để dùng.

Không nên tự mình đối mặt với stress mà nên chia sẻ để tìm sự giúp đỡ và cảm thông. Nhiều khi chỉ một buổi nói chuyện với người giải quyết được đúng nỗi ưu tư của mình có thể thay đổi mọi thứ. Dù bạn không tìm được người để có thể giãi bày chi tiết vấn đề tâm lý của mình, trao đổi với mọi người về các chủ đề khác cũng làm giảm thiểu stress.

Đinh Công Bằng

Đăng lại từ VietPhD.org dưới sự cho phép của tác giả.

Nguồn hình: TheGradStudentWay

Chú thích:

(*) Hiện IBSG chưa có nguồn trích dẫn cho thông tin này.

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: