Đường hầm nhận dạng trong giải trình tự protein

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Con người mở đầu thế kỷ 21 với thành tựu từ Dự Án Giải Trình Tự Bộ Gen, và bây giờ các nhà khoa học tiến tới mục tiêu giải trình tự proteins (Proteomics). Đây là một nhiệm vụ còn khó khăn hơn cả dự án genome, bởi vì protein có tới 20 amino acids còn DNA chỉ có 4 bases. Giải trình tự protein nghĩa là xác định chính xác trình tự các amino acids cấu thành protein đó. Việc này có thể được thực hiện nhờ kỹ thuật phổ khối (mass spectroscopy). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Stuart Lindsay tại Arizona State University đề xuất trên Nature năm 2014 một kỹ thuật mới giúp giảm chi phí một cách đáng kể. Đó là công nghệ Đường Hầm Nhận Dạng (recognition tunneling) hay còn gọi là Giải Trình Tự Điện Tử bằng cách Nhận Dạng (electronic sequencing by recognition).

Nội dung của phương pháp này như sau:

Người ta dùng 2 tấm điện cực kim loại đặt cách nhau một khoảng cực nhỏ khoảng 2nm. Trên bề mặt các điện cực này có gắn cố định các phân tử nhận dạng (recognition molecules). Khi một phân tử (mục tiêu cần xác định) hoặc một chuỗi polypeptide ngắn đi qua “đường hầm” này, các phân tử nhận dạng sẽ tạo ra các liên kết yếu với phân tử mục tiêu. Liên kết này tồn tại khoảng 1 giây rồi đứt ra. Điều này cũng đủ tạo ra một chuỗi các tín hiệu điện đơn nhất và đặc trưng cho phân tử mục tiêu. Chuỗi các tín hiệu này được xem là dấu vân tay điện của phân tử mục tiêu đó. Bằng cách dùng máy tính với một thuật toán được xây dựng sẳn, họ sẽ giải mã ra tín hiệu đó là của phân tử nào.

Huy Vũ

Đăng lần đầu ngày 24.06.2014

Nguồn hình: Nature

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Nature Nanotechnology 9, 466–473 (2014)
  2. Nature Methods 11, 611 (2014)

Xin mời Quý Độc Giả bỏ ra 2-5 phút để làm một khảo sát mức độ hài lòng về bài viết của IBSG tại đây. IBSG chân thành cảm ơn Quý Độc Giả!

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: