Lần giáp mặt đầu tiên tại tòa án giữa Đại Học Berkeley và Viện Broad về CRISPR-Cas9

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Ngày 6.12.2016, Đại Học California Berkeley (UC Berkeley) và Viện Broad của Học Viện MIT và Đại Học Harvard, tiểu bang Massachusetts, lần đầu tiên giáp mặt nhau trong phiên tòa về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property) đối với kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 tại Văn Phòng Bằng Sáng Chế và Nhãn Hiệu Hàng Hóa Hoa Kỳ (US Patent and Trademark Office – USPTO) .

Trong phiên tòa này, UC Berkeley cho rằng: một khi các nhà nghiên cứu của UC Berkeley cho thấy CRISP-Cas9 có thể dùng để chỉnh sửa DNA vi khuẩn, bất cứ một người có hiểu biết trung bình trong ngành cũng có thể ứng dụng kỹ thuật này vào các tế bào phức tạp hơn. Nếu phát biểu này được USPTO công nhận, các bằng sáng chế mà Viện Broad đang giữ về CRISPR-Cas9 sẽ mất giá trị.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng Năm 2012, khi nhà sinh học phân tử tại UC Berkeley, Cô Jennifer Doudna nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật CRISP-Cas9 khi nhóm nghiên cứu của Cô chỉnh sửa thành công DNA vi khuẩn bằng kỹ thuật này. Tháng Mười Hai cùng năm, Feng Zhang, nhà sinh học tổng hợp (synthetic biologist) tại Viện Broad nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về thành công của nhóm trong việc sử dụng kỹ thuật này lên các tế bào nhân thực (eukaryote) như chuột và người. 

Văn phòng USPTO chấp thuận đơn xin của Zhang vào năm 2014. Ngay sau đó, UC Berkeley đề nghị USPTO xem xét ai là người đầu tiên phát minh ra kỹ thuật này (patent interference). Đề nghị được chấp thuận và công cuộc điều tra bắt đầu vào tháng Một năm nay. Sau 11 tháng căng thẳng với quá trình bổ sung hồ sơ, phiên tòa đầu tiên diễn ra vào ngày 6.12 vừa qua tại Virginia, Hoa Kỳ.

Trong phiên tòa này, luật sư của Viện Broad, Ông Steven Trybus viện dẫn các lời phát biểu của G.S. Doudna trên báo chí về việc Cô thừa nhận gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng kỹ thuật này lên các tế bào nhân thực. 

Bên UC Berkeley, luật sư Todd Walters cho rằng Cô Doudna không xuất bản công trình của nhóm về CRISPR-Cas9 trên tế bào nhân thực ngay vì Cô biết rằng kỹ thuật chắc chắn sẽ hoạt động: Một khi kỹ thuật được chứng minh là hữu dụng trên DNA, điều còn lại duy nhất là sử dụng nó.

Với cách lập luận này, Walters được cho là chưa đủ sức thuyết phục USPTO. Thẩm Phán Richard Schafer cho rằng GS Doudna đơn giản chỉ hy vọng rằng nghiên cứu của Cô sẽ thành công.

Tuy nhiên, nhà sinh hóa học Dana Carroll tại Đại Học Utah, Salt Lake City, trong bài viết tới tòa đứng về phía UC Berkeley nhấn mạnh rằng, có nhiều nhóm khác cũng làm các nghiên cứu tương tự trên tế bào nhân thực cùng thời điểm với Zhang.

Một số chuyên gia dự đoán rằng USPTO sẽ công bố kết luận của họ trong khoảng 2 tháng tới mà cũng có thể sẽ lâu hơn.

Các thông tin tiếp theo về phiên xử sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Huy Vũ (theo Nature)

Tin & ảnh:

  1. Sara Reardon. CRISPR heavyweights battle in US patent court. Nature News. 06 Dec 2016.
Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: