Khám phá một cơ chế mới trong qúa trình sửa sai DNA

  • Chi tiết bài viết
  • Bài viết liên quan
Rate this post

Ngày 3 tháng 7 năm 2015, một nhóm các nhà khoa học do Vasily M. Studitsky, giáo sư tại Lomonosov Moscow State University, dẫn đầu đã xuất bản công trình của họ trên tạp chí Science Advances. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một cơ chế mới trong việc sửa sai của DNA.

Thông thường, trong quá trình phiên mã (từ DNA sang RNA), enzyme RNA polymerase chạy trên chuỗi DNA, và enzyme sẽ dừng chạy khi chuỗi DNA có chõ bị đứt gẫy. Sau khi ngừng chạy, RNA polymerase sẽ kích thích một dòng thác phản ứng, nhờ đó mà các enzyme sửa chữa sẽ xử lý chỗ đứt gãy ấy.

Các nhà khoa học Mỹ và Nga tuy chỉ mới dừng lại ở phạm vi in vitro nhưng đã chỉ ra rằng sửa chữa các chỗ đứt gẫy trên chuỗi DNA khác bị ẩn dấu bên trong nucleosome là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo giả thuyết của họ, quá trình sửa chữa này xảy ra nhờ sự hình thành các vòng DNA nhỏ đặc biệt (các loop) bên trong nucleosome. Những vòng này tạo ra khi DNA bị cuộn vào trong nucleosome cùng với enzyme polymerase. Các vòng này sẽ làm cho RNA polymerase ngừng di chuyển.

Trong các thí nghiệm, chỉ những nucleosome thay vì những DNA không có histone thì RNA polymerase mới dừng chạy khi chuỗi DNA khác bị đứt gãy. Theo cơ chế này thì DNA có thể được sửa chữa mà không cần phải tháo cuộn.
Hơn nữa, mô hình này còn giúp các nhà khoa học lần đầu tiên giải thích được các khóa topo (topological locks, tạm dịch), vốn được tạo thành khi bất cứ enzyme nào di chuyển dọc theo DNA khi nó gặp nucleosome.

Bài báo:
1. http://advances.sciencemag.org/content/1/6/e1500021.full
2. http://phys.org/news/2015-07-mechanism-dna.html

Ý Kiến Độc Giả:

Nhóm nghiên cứu: